Chuyển đến nội dung chính

Các chỉ số quan trọng cần biết khi làm SEO

Dưới đây là các chỉ số quan trọng mà các bạn cần phải biết nếu như muốn làm SEO tốt.

DA (Domain Authority)

DA là viết tắt của từ Domain Authority. Nó là một chỉ số do MOZ đặt ra để đo lường độ uy tín và độ mạnh của một tên miền (Domain).
Chỉ số DA có thang điểm 100 vậy là có hơn 100 yếu tố quyết định DA của trang web bất kỳ.
Theo như SEOMOZ để đạt chỉ số DA từ 20-30 thì rất dễ dàng bạn chỉ cần phát triển website bình thường thậm chí lượng backlink hay nội dung ít bạn vẫn có thể đạt được điểm số này, Nhưng từ 40-70 thì phải là những website có lượng truy cập lớn và phát triển mạnh mẽ, alexa dưới 1 triệu …
Còn từ 70-100 thì phải là những cộng đồng lớn, những site mạnh ở nội dung và index google lớn hơn 1 triệu. Thuộc top site alexa 10.000.
Ở đây chúng ta quan tâm DA được phân tích từ những chỉ số nào, và chúng ta chỉ quan tâm đến một số vấn đề chính đó là :

Tầm quan trọng.

Tâm quan trọng của một website thể hiện ở lượng thông tin quan trọng của nó với người dùng. Và việc lượng người truy cập tìm kiếm thông tin trên google đăng nhập vào website của bạn càng nhiều nó càng thể hiện tầm quan trọng của website bạn.
Chính vì thế việc có được càng nhiều đáp án từ khóa trên google, và lượng người tìm click trên google vào site sẽ là cách tốt nhất để nâng tầm quan trọng của website bạn.

Độ phổ biến.

Độ phổ biến nói đến việc lượng người quan tâm đến website của bạn, lượng người truy cập nó và có quay lại thường xuyên hay không, lượng truy vấn tìm kiếm có tiếp tục tăng lên với website của bạn không, Những từ khóa tìm kiếm khác nhau có tăng lên không nó thể hiện website của bạn thường xuyên phát triển.

Backlink.

Backlink thì ai cũng đã rõ rồi, Nhưng theo SEOMOZ chỉ số DA sẽ đánh giá những website có backlink tỉ lệ với nội dung là một website tốt, tức là khi bạn trao đổi, hay có được lượng backlink ồ ạt nhưng nội dung kém, ít thì sẽ là một website kém, hãy đồng đều backlink và nội dung tăng cùng nhau bạn sẽ không bị gặp những vấn đề về Penguin hay Panda hơn.

Tuổi tên miền.

Những website phát triển sớm và lâu đời sẽ là một điểm quan trọng trong chỉ số DA vì những website có tuổi đời cao tức là họ dành rất nhiều thời gian để phát triển và thực sự là một website đáng tin tưởng với người dùng, Chính vì thế các kết quả tìm kiếm google sẽ ưu ái các website này, vì nó chứng minh một điều là họ là website đầu tiên phát triển và vẫn tiếp tục phát triển phục vụ người dùng.

Độ lớn của website:

Độ lớn của website nói về độ lớn của dữ liệu, các subdomain cũng như tất cả lượng link bài viết của website trên internet.
Vậy làm cách nào để check chỉ số DA ?
Để check DA bạn có thể sử dụng website sau :
– http://www.opensiteexplorer.org/
Hoặc sử dụng SeoMoz browser addon trên Firefox. Sau khi cài đặt bạn sẽ thấy ở toolbar firefox xuất hiện chỉ số này.

PA (Page Authority)

PA viết tắt của từ Page Authority : Đây cũng là một chỉ số do MOZ đặt ra để đo lường độ mạnh cũng như độ uy tín (trust) của từng Page riêng lẻ. Vì thế bạn đang ở Page nào đó mà bạn xem chỉ số này thì nó chính là chỉ số của page đó
Hiện tại đã có rất nhiều diễn đàn uy tín ở Việt Nam nói chỉ số PA ảnh hưởng đến việc sắp xếp thứ hạng website trên google, Nhưng đó cũng là là một phần nào đó thôi, bằng chứng là có nhiều website có chỉ số PA thấp vẫn có thứ hạng cao hơn các site có chỉ số PA cao.
PA cũng là 1 chỉ số mà SEOMOZ phân tích dựa trên thang điểm là 100. Chỉ số PA được tính dựa trên nền tảng của các chỉ số Mozscape index nó bao gồm tính liên kết , MozRank , MozTrust , và hàng chục yếu tố khác mà SEOMOZ phân tích.
Vì chính dựa vào rất nhiều các yếu tố để phân tích PA nên SEOMOZ không thể nói cho chúng ta biết chính xác làm cách nào để có được một chỉ số PA cao và tốt, mà chỉ có cách tốt nhất đó là bạn hãy cải thiện Mozrank và Moztrust đồng thời sử dụng các tool để check chỉ số PA và phân tích website đối thủ cũng như website của chính mình để tìm hiểu cũng như có cách hợp lý đê giúp bạn có chỉ số PA tốt hơn.
Nhưng theo nhiều nguồn tin đáng tin cậy từ SEOMOZ thì các website nào có được nhiều trang đơn lẻ có lưu lượng người tiêu dùng truy cập lớn, hoặc những bài viết uy tín đáng tin cậy xuất hiện càng nhiều trên các kết quả công cụ tìm kiếm thì sẽ có được PA cao hơn so với các trang website có lượng truy cập thấp và ít bài viết chất lượng.
Bạn cũng có thể dùng trang website sau: http://www.seoreviewtools.com/bulk-seomoz-authority-checker để check PA website của mình.

Internal Links

Internal links hay còn gọi liên kết nội bộ là một dạng backlink nhưng có cùng một domain, chính xác hơn là nằm trong cùng một website. Đây là một trong những yếu tố cơ bản và cực kỳ quan trọng trong quá trình SEO ONPAGE.

Hiểu đơn giản hơn, liên kết nội bộ chính là liên kết từ 1 trang đến 1 trang khác trên cùng trang web.

Công dụng của internal links?

  • Hình thành cấu trúc liên kết cho website.
  • Điều hướng người dùng và điều hướng bọ tìm kiếm của Google.
  • Tăng tốc độ index của website
  • Chia sẻ pagerank cho các content khác.

External Links

External links hay liên kết ngoài là những liên kết trỏ từ trang web này với trang web khác chứa các liên kết này. Nói 1 cách dễ hiểu, nếu 1 website khác link đến web của bạn thì có thể coi đó là liên kết ngoài. Tương tự, nếu bạn link đến 1 web khác, đó cũng được coi là liên kết ngoài.
Như vậy, một liên kết được coi là External Link khi nó được đặt trên một trang web khác và trỏ đến website. Tương tự, nếu nhà quản trị web có đặt một liên kết trên trang đến một website khác, thì liên kết này cũng được coi là một External Link.

Khi các bạn nắm rõ các chỉ số trên thì việc làm SEO sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều. Chúc các bạn thành công.
Thông tin bài viết được lấy từ: www.jpwebseo.com và seoantoan.com

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tổng hợp danh sách các trang web lấy backlink cực tốt (P.1)

Đi backlink  trong SEO là điều mà ai cũng phải biết và đầu tư cho nó nhiều nhất. Dưới đây, mình chia sẻ các trang web có thể đi backlink khá tốt cho mọi người. Mỗi ngày các bạn tạo 1 bài post sau đó post lên 10 trang trong tổng số 40 trang này, hôm sau cũng viết 1 bài khác rồi post lên 10 trang kế, khi hết thì quay vòng lại 10 trang đầu, mình sẽ update thêm các website nên các bạn cứ yên tâm không lo hết. (Các bạn nhớ bookmark lại kẻo quên trang mình nha :) ) Nếu các bạn không rõ về DA PA IN-EXTERNAL Links thì xem ở đây:  Các chỉ số quan trọng cần biết khi làm SEO ID URL DA PA Internal Links External Links Alexa Global Rank Alexa Local Rank 1 http://diendan.zing.vn/ 63,17 54,5 168 19 701 9 2 http://vatgia.com/ 62,61 57,34 984 23 8086 71 3 http://forum.ueh.edu.vn/ 49,82 38,88 555 43 92060 774 4 http://www.5giay.vn/ 47,12 55,72 445 12 43

Viết game flappy bird bằng HTML và JavaScript (P.1)

Hôm nay chúng ta sẽ viết một game tương tự flappy bird bằng HTML và JavaScript một cách đơn giản, bài viết không chỉ giúp bạn nâng cao khả năng lập tình HTML JS mà còn tạo ra 1 sản phẩm thú vị cho nên các bạn chịu khó theo dõi nha. Các bạn xem demo sản phẩm khi chúng ta hoàn thành trên fiddle:  Demo  đây chỉ là demo cơ bản thôi, khi xem xong bài viết này các bạn có thể làm hay hơn thế nữa :)). Nào ta bắt đầu thôi. HTML Canvas Đầu tiên để tạo game chúng ta cần tạo background cho nó, chúng ta sẽ dùng HTML Canvas , Canvas là một element tuyệt vời cho việc thiết kế game trong HTML. Chúng ta sẽ dùng Js để vẽ trên Canvas. Nếu các bạn chưa biết về Canvas mình có để link phía dưới để các bạn tìm hiểu nên hiện giờ cứ yên tâm mà xem tiếp nha. Bây giờ các bạn tạo 1 file html và nhập đoạn code sau: <!DOCTYPE html> <html> <head> <meta name="viewport" content="width=device-width, initial-scale=1.0"/> <style> canvas {

Xdebug, PhpStorm and Docker - Why it not working?

  Lately, i start new job with Magento, and while setup IDE for project i face problem with Xdebug, PhpStorm and Docker. It took me a lot of hours to find out and make it work. So i write this post to save some step for you guys also me some way to solve the stuck when we got. 1. How Xdebug work: Link  i founded this article with quite easy understand explanation how xdebug work, so spend some minutes to read it, we need to understans the thing we do to easy to solve it. 2: Define Xdebug is installed on server: With php -v you should see Xdebug showed. And with phpinfo() If you dont see it showed, it mean you have not installed it or it not enable Checking if you have enable extension from your php ini. Or if you have not installed it, consider its document: Link . 3. Now if you make sure xdebug installed but your break point at PhpStorm not break, continue these steps: In phpinfo(), make sure  xdebug.remote_enable is On cause you are using docker container, also checking  xdebug.remot